Đòn bẩy tài chính (Leverage)

Từ VWA - Cộng đồng cố vấn tài chính
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đòn bẩy tài chính (Leverage) là chiến lược sử dụng vốn vay làm nguồn tài trợ khi đầu tư để mở rộng cơ sở tài sản của công ty, cá nhân và tạo ra lợi nhuận trên vốn rủi ro. Đòn bẩy cũng có thể là số nợ mà một công ty sử dụng để tài trợ cho tài sản.
Đòn bẩy là từ ngữ được sử dụng chủ yếu trong tài chính, còn trong giao tiếp cơ bản, nó có thể được hiểu đơn giản hơn là một khoản nợ được sử dụng để sinh lời trong đầu tư

Đòn bẩy trong kinh doanh, sản xuất

Đòn bẩy là việc sử dụng nợ (vốn vay) để thực hiện một đầu tư hoặc dự án, từ đó nâng lên tiềm năng lợi nhuận đến từ dự án đó. Đồng thời, đòn bẩy cũng sẽ nhân lên rủi ro giảm giá tiềm ẩn trong trường hợp khoản đầu tư không thành công. Khi người ta đề cập đến một công ty, tài sản hoặc khoản đầu tư là "có đòn bẩy cao", điều đó có nghĩa là khoản mục đó có nhiều nợ hơn vốn chủ sở hữu.
Các công ty và doanh nghiệp, nếu chắc chắn về khả năng sinh lời của dự án, sẽ kêu gọi thêm vốn vay từ nhiều nguồn như ngân hàng, các nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức,...để tăng khả năng mở rộng đầu tư dự án đó. Hoặc cũng có thể công ty đó đang trong tình trạng thiếu thốn tài nguyên, nên họ buộc phải nợ để có thể tiếp tục kinh doanh

Đòn bẩy trong BDS

Trong bất động sản, một đòn bẩy cũng có thể hiểu là việc vay nợ từ các tổ chức tài chính (chủ yếu là ngân hàng) để phục vụ cho việc mua bán các tài sản liên quan đến bất động sản. Do bất động sản đòi hỏi một số vốn khá lớn nên đòn bẩy được sử dụng rất là phổ biến, như việc vay nợ để lướt sóng BDS, đầu tư dài hạn. Việc vay nợ để mua nhà ở không được tính là đòn bẩy, như đã đề cập trên, đòn bẩy là khoản nợ được sử dụng để sinh lời trong đầu tư.

Đòn bẩy trong đầu tư tài chính

Cũng giống như trong kinh doanh thông thường, đòn bẩy trong tài chính thường được sử dụng trong việc gia tăng lợi nhuận các khoản đầu tư tài chính là chính. Đòn bẩy trong tài chính thường được gọi là Ký quỹ (Margin) Mặc dù có cùng định nghĩa gốc về việc sử dụng vốn vay nợ để đầu tư vào kinh doanh, nhưng Đòn bẩy là cấp cao hơn của Ký quỹ, trong đó Đòn bẩy được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong kinh doanh, còn Ký quỹ lại là từ được sử dụng chuyên sâu về việc vay vốn trực tiếp từ các Công ty chứng khoán để trực tiếp đầu tư vào các công cụ tài chính (Cổ phiếu, Trái phiếu,Hợp đồng tài chính,...)

Rủi ro

Đòn bẩy là một công cụ phức tạp theo nhiều mặt. Trên lý thuyết sẽ nghe có vẻ tuyệt vời với việc lợi nhuận được tăng lên rất nhiều, nhưng trên thực tế,đòn bẩy phóng đại cả lãi và lỗ. Nếu một nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy để đầu tư và khoản đầu tư đi ngược lại với nhà đầu tư, thì khoản lỗ của họ sẽ lớn hơn nhiều so với nếu họ không sử dụng đòn bẩy đầu tư. Vì lý do này, các nhà đầu tư lần đầu nên tránh sử dụng đòn bẩy cho đến khi họ có thêm kinh nghiệm.
Đặc biệt trong kinh doanh, một công ty có thể sử dụng đòn bẩy để tạo ra của cải cho cổ đông. Nhưng nếu giả sử thất bại, khoản lỗ của bạn sẽ không chỉ dừng ở việc sử dụng đòn bẩy, mà đến từ các khoản phí cho vay đòn bẩy, rủi ro tín dụng, uy tín kinh doanh-đầu tư sẽ bị phá hủy. Thế nên việc sử dụng đòn bẩy, dù ở bất kì ở vị thế hay ngành nghề nào nên được hạn chế. Nên nhớ Rủi ro đi đôi với lợi nhuận.

Phân tích tài chính

Trong BCTC, Đòn bẩy được hiểu đơn giản là các khoản nợ, thông thường là nợ dài hạn.
Thông qua phân tích bảng cân đối kế toán, các nhà đầu tư có thể nghiên cứu nợ và vốn chủ sở hữu trên sổ sách của các công ty khác nhau và có thể đầu tư vào các công ty đặt đòn bẩy và xem cách sử dụng nguồn vốn của họ. Các thống kê như lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), nợ trên vốn chủ sở hữu (D / E) và lợi tức trên vốn sử dụng lao động (ROCE) giúp các nhà đầu tư xác định cách công ty triển khai vốn và số vốn mà công ty đã vay.
Đối với một doanh nghiệp, việc sử dụng đòn bẩy cũng như các khoản nợ là điều cực kỳ quan trọng, thế nên việc phân tích các khoản nợ là việc rất cần thiết. Tùy vào mỗi ngành nghề, điều kiện, chiến lược khác nhau mà cách sử dụng vốn vay của mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau rất nhiều.

Ví dụ về đòn bẩy

  • Một công ty được thành lập với khoản đầu tư 5 triệu đô la từ các nhà đầu tư, trong đó vốn chủ sở hữu trong công ty là 5 triệu đô la - đây là số tiền công ty có thể sử dụng để hoạt động, và lãi lỗ của công ty đó chỉ tính từ 5 triệu $ đó. Nếu công ty sử dụng tài chính vay nợ bằng cách vay 20 triệu đô la, thì bây giờ công ty đã có 25 triệu đô la để đầu tư vào hoạt động kinh doanh và có thêm cơ hội gia tăng giá trị cho các cổ đông.
  • Một nhà sản xuất ô tô có thể vay tiền để xây dựng một nhà máy mới. Nhưng do không có đủ tiền nên việc xây nhà máy rất khó khăn, thế nên công ty đó phải vay nợ ngân hàng một khoản tiền đủ cho việc xây dựng. Nhà máy mới sẽ cho phép nhà sản xuất ô tô tăng số lượng ô tô sản xuất và tăng lợi nhuận.
  • Nguyễn Văn A có 250 triệu, muốn đầu tư vào 1 dự án BDS resort ở Phú Quốc, nhưng giá 1 căn ở đó là 500 triệu, anh A bèn vay ngân hàng và các vốn khác đủ 250 triệu còn lại để có thể đầu tư, hoặc anh A kí hợp đồng ký quỹ, hoặc vay thế chấp trực tiếp với nhà thầu chính của dự án đó để có thể đầu tư