Công cụ phái sinh
Công cụ phái sinh là một sản phẩm tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở (Ví dụ: cổ phiếu, lãi suất, tỷ giá, hàng hóa...). Công cụ phái sinh là cam kết của hai bên tham gia mà ở đó các bên đều cho phép chuyển đổi rủi ro từ bên này sang bên kia. Hợp đồng phái sinh được tạo ra theo mẫu của cơ quan quản lý nhà nước gồm 2 bên tham gia là bên mua và bên bán. Bên mua được gọi là vị thế Long và bên bán được gọi là vị thế Short. Hợp đồng luôn xác định quyền và nghĩa vụ của bên Long và bên Short. Hợp đồng phái sinh được giao dịch trên hai thị trường chính: Exchange Traded Derivatives Market và Over – The – Couter Derivatives Market (OTC) Hợp đồng phái sinh được chia làm hai dạng chính, đó là: Hợp đồng cam kết (Forward, Future, Swap) và Hợp đồng quyền chọn (Options, Credit Derivatives)
Mục lục
Exchange Traded Derivatives Market
- • Thị trường tiêu chuẩn hóa, các điều khoản và điều kiện giao dịch được xác định và rất ít khả năng thay đổi các điều khoản đó.
- • Thị trường có tính minh bạch cao, thông tin đầy đủ về các giao dịch trên thị trường và được theo dõi thường xuyên bởi các cơ quan quản lý.
Over – The – Couter Derivatives Market (OTC)
- • Thị trường có tính chất tùy chỉnh, các điều khoản và điều kiện giao dịch linh động, được thay đổi và chỉnh sửa phù hợp với nhu cầu của các bên tham gia.
- • Thị trường có tính minh bạch thấp, các thông tin trên thì trường được báo cáo về cơ quan quản lý tuy nhiên không phải chịu sự giám sát chặt chẽ.
Forward
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng phái sinh được giao dịch trên thị trường OTC trong đó hai bên tham gia đồng ý cam kết thực hiện mua bán tài sản cơ sở vào thời điểm xác định trong tương tai, ở một mức giá xác định tài thời điểm ký kết hợp đồng. Thời điểm ban đầu tham gia hai bên không phát sinh tiền giao dịch.
- Giá xác định giao dịch tại thời điểm ký kết hợp đồng là Giá kỳ hạn F0(T)
- Giá của tài sản cơ sở tại ngày thực hiện hợp đồng S(T)
Lãi(lỗ) của hợp đồng là chênh lệch giữa S(T) và F0(T) Hợp đồng kỳ hạn có thể thanh toán bằng hai cách: Giao nhận hàng hóa cơ sở hoặc Thanh toán phần lãi(lỗ) của hợp đồng
Furture
Hợp đồng tương lai là một hợp đồng phái sinh được tiêu chuẩn hóa, được tạo ra và giao dịch trên thị trường Exchange traded Derivative Market, trong đó hai bên đồng ý rằng một bên, người mua, sẽ mua tài sản cơ bản từ bên người bán, vào một ngày sau đó và ở mức giá đã thỏa thuận. Hai bên khi bắt đầu hợp đồng sẽ được yêu cầu ký quỹ và thanh toán lãi (lỗ) hàng ngày. Trung gian thanh toán là cơ quan bảo đảm bảo tín dụng, thanh toán bù trừ giữa hai bên tham gia hợp đồng.
- Tỷ lệ ký quỹ là số tiền ban đầu các bên tham gia cần gửi vào tài khoản ký quỹ
- Tỷ lệ ký quỹ duy trì là số tiền tối thiểu mà các bên tham gia cần duy trì trên tài khoản ký quỹ. Khi được thông báo bởi trung gian thanh toán, bên nhận thông báo cần gửi thêm tiền vào tài khoản ký quỹ để đưa tỷ lệ về mức ban đầu. Việc duy trì tỷ lệ ký quỹ đảm bảo rủi ro không thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng.
Giá trị hợp đông tương lai
- Giá xác định giao dịch tại thời điểm ký kết hợp đồng là Giá tương lai f0(T)
- Giá của tài sản cơ sở tại ngày thực hiện hợp đồng S(T)
Lãi(lỗ) của hợp đồng là chênh lệch giữa S(T) và f0(T)
Swap
Hợp đồng hoán đổi được thực hiện và giao dịch trên thị trường OTC, hai bên tham gia đồng ý trao đổi một chuỗi dòng tiền phụ thuộc vào tài sản cơ sở (Ví dụ: lãi suất, tỷ giá), có thể là chuỗi dòng tiền biến đổi hoặc chuỗi dòng tiền cố định. Các dòng tiền được tính trên một số tiền gốc danh nghĩa. Trái ngược với tương lai, kỳ hạn hoặc quyền chọn, số tiền danh nghĩa thường không được trao đổi giữa các đối tác. Do đó, các khoản hoán đổi có thể bằng tiền mặt hoặc tài sản thế chấp. Hoán đổi có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro nhất định như rủi ro lãi suất hoặc để suy đoán về những thay đổi theo hướng dự kiến của giá cơ bản.
Options
Quyền chọn là một hợp đồng trao cho người mua quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một tài sản hoặc công cụ cơ bản ở một mức giá thực hiện cụ thể vào một ngày cụ thể. Người bán có nghĩa vụ tương ứng để thực hiện giao dịch — nghĩa là bán hoặc mua — nếu người mua (chủ sở hữu) “thực hiện” quyền chọn. Người mua phải trả một khoản phí cho người bán để sở hữu quyền một tài sản cơ sở ở một mức giá nhất định gọi là "quyền chọn mua" (Call Option); một quyền bán tài sản cơ sở ở một mức giá nhất định là "quyền chọn bán" (Put Option) Hiện nay, trên thị trường tài chính ở Việt Nam, chứng quyền đang được phát triển tuy nhiên vẫn còn chưa hoàn thiện, người tham gia chỉ có thể mua sản phẩm Call Option