Tỷ giá hối đoái

Từ VWA - Cộng đồng cố vấn tài chính
Phiên bản vào lúc 20:56, ngày 6 tháng 4 năm 2021 của Edna Phuong (Thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “ == Tỷ giá hối đoái == '''Tỷ giá hối đoái''' hay còn gọi là '''tỷ giá trao đổi ngoại tệ''' .Được hiểu là tỷ giá củ…”)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ .Được hiểu là tỷ giá của một đồng tiền này có thể được quy đổi cho một đồng tiền khác, tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ, là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ (ví dụ tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 06/04/2021 là 1 USD= 23.075,00 VND đây chính là tỷ giá hối đoái, số USD gọi là ngoại tệ số VND gọi là nội tệ).Tỷ giá này được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ, dưới sự điều tiết của Nhà Nước, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định. Để ổn định nền kinh tế trong nước thì phải điều chỉnh giá đồng nội tệ sao cho hợp lý. Nếu đồng nội tệ lên giá sẽ làm cho hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn, do đó người dân có xu hướng tiêu dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn, làm hạn chế hoạt động xuất khẩu, thu hẹp sản xuất trong nước, mặc dù giảm lạm phát nhưng thất nghiệp gia tăng. Nếu đồng nội tệ mất giá, thì lạm phát lên cao.


Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái

Bản chất tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ và phụ thuộc vào cung cầu về đồng tiền đó trên thị trường nên tỷ giá sẽ thay đổi nếu cung cầu thay đổi. Có nhiều phương pháp xác định tỷ giá hối đoái khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh, sự phát triển của thị trường tiền tệ và thị trường hàng hoá, dịch vụ trên thế giới. Xác định tỷ giá hối đoái trên cơ sở ngang giá vàng (Gold parity): Đây là phương pháp so sánh hàm lượng vàng giữa hai đồng tiền với nhau. Xác định tỷ giá hối đoái trên cơ sở cân bằng sức mua (Purchasing Power Parity): Phương pháp này dựa trên cơ sở so sánh sức mua giữa hai đồng tiền, dùng để so sánh giá cả hàng hoá, dịch vụ, xây dựng phương án kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện các nghiệp vụ hải quan,