|
|
(Không hiển thị phiên bản của cùng người dùng ở giữa) |
Dòng 1: |
Dòng 1: |
− | == Tài chính cá nhân ==
| |
− | Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình thực hiện để lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền mặt theo thời gian, có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai.
| |
| | | |
− | == ''Tiết Kiệm'' ==
| |
− | Tiết kiệm, trong kinh tế học, là phần thu nhập có thể sử dụng không được chi vào tiêu dùng. Các phương pháp tiết kiệm bao gồm việc bỏ tiền vào, ví dụ như, hoặc bằng tiền mặt.[1] Tiết kiệm cũng bao gồm việc giảm chi tiêu, như giảm chi phí định kỳ. Về tài chính cá nhân, tiết kiệm nói chung chỉ đến các khoản tiền có mức rủi ro thấp, như tài khoản tiền gửi, trái với đầu tư có rủi ro cao hơn rất nhiều; Trong kinh tế nói rộng hơn, tiết kiệm đề cập đến bất kỳ thu nhập nào không được dùng để tiêu ngay.
| |
− |
| |
− | Theo KEYNES, 1936: tiết kiệm có nghĩa là phần dôi ra của thu nhập so với các khoản chi cho tiêu dùng. Trong cuốn sách này ông đã đi tới kết luận rằng "Tiết kiệm = đầu tư".
| |
− | == Quản lý dòng tiền ==
| |
− | Quản trị dòng tiền hay quản lý dòng tiền là hoạt động hoạch định và tổ chức điều khiển để cân đối dòng tiền ra, vào theo yêu cầu của hoạt động của doanh nghiệp nhằm tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.
| |
− | Xét theo thời hạn phát sinh dòng tiền có thể chia dòng tiền của một doanh nghiệp thành 2 loại là dòng tiền dài hạn và dòng tiền ngắn hạn. Chính vì vậy, công việc quản trị dòng tiền cũng được chia thành quản trị dòng tiền ngắn hạn và quản trị dòng tiền dài hạn.
| |
− | Đối với các cá nhân việc quản lí dòng tiền việc bạn phân bổ tiền như thế nào cho hợp lý để trong mọi tình huống bạn đều có tiền và việc quản lý dòng tiền phụ thuộc vào cách bạn chi tiêu thói quen hằng ngày qua các năm.Sau đây 7 bước tôi nghĩ bạn nên đọc thử.
| |
− |
| |
− | Bước 1: Xác định ngân sách
| |
− |
| |
− | Bạn cần quản lý bằng cách liệt kê các nguồn tiền đầu vào (lương, thu nhập ngoài…) trên cơ sở định kỳ theo tháng hay khoảng thời gian bạn xác định.
| |
− |
| |
− | Bước 2: Xác định quy tắc phân bổ cho 3 nhóm chính:
| |
− |
| |
− | - Nhóm 1: Chi tiêu thiết yếu cố định phải trả (hóa đơn điện, nước, tiền xăng xe, tiền học của con cái, tiền thuê nhà…) Hãy xem lại các hóa đơn, lịch sử chi tiêu các khoản phải chi này. Chúng sẽ giúp bạn đưa ra con số bạn mong muốn trong tương lai.
| |
− |
| |
− | - Nhóm 2: Chi phí dự phòng (Tiết kiệm, quỹ khẩn cấp) Tiết kiệm bao nhiêu là đủ? Rủi ro nào sẽ xảy ra? Hãy trả lời câu hỏi: Những rủi ro nào là khẩn cấp? chi phí trung bình xảy ra rủi ro đó ở môi trường sống là bao nhiêu? Cộng chúng lại và nhớ phải đảm bảo sự tối giản các trường hợp, đừng phức tạp hóa vấn đề và đừng gượng ép bản thân một khoản tiết kiệm quá lớn, hãy để bạn có không gian để thích nghi với thời gian. Khoảng chi phí dự phòng dao động từ 10% đến 15% được coi là mức tối ưu, sau thời gian thử nghiệm từ 2 đến 3 tháng nếu thấy mình có khả năng hãy tăng dần lên.
| |
− |
| |
− | - Nhóm 3: Chi phí tùy ý (mua sắm, giải trí...) Bạn có thể cắt giảm các hóa đơn ở nhóm này. Bởi nó không phải là hàng hóa thiết yếu, đôi khi bạn mua chỉ vì bạn thích ở một thời điểm nhất định. Hãy mạnh dạn đưa ra một con số thấp hơn hiện tại.
| |
− |
| |
− | Bước 3: Tính toán dự tính chi cho hiện tại
| |
− |
| |
− | Hãy liệt kê ra các đầu mối chi bên trong các nhóm, các đầu mối chi này nhân số với số chi dự kiến để ra được tổng dự chi của mỗi nhóm
| |
− |
| |
− | Bước 4: Kiểm tra sự chênh lệch giữa dự chi ở bước 3 và kế hoạch ở bước 2
| |
− |
| |
− | - So sánh giữa dự chi ở bước 3 và kế hoạch ở bước 2. Nếu dự chi lớn hơn kế hoạch, hãy xem lại các đầu mối chi, bất kỳ chi tiêu nào bạn đắn đo nên bỏ hay giữ thì chính thứ đó bạn cần cắt bỏ.
| |
− |
| |
− | - Hãy cố gắng giảm chi tiêu tùy ý vì nó không cần thiết như bạn nghĩ.
| |
− |
| |
− | Bước 5: Cắt giảm lệ thuộc vào thẻ tín dụng
| |
− |
| |
− | Thẻ tín dụng cung cấp các tiện ích, đặc quyền riêng rất hấp dẫn và vô tình đưa chúng ta vào bẫy. chi tiêu khó kiểm soát hơn nhiều so với khi sử dụng tiền mặt, phí phát sinh mà không nhận ra và nợ quá mức có thể dẫn đến chi tiêu ít kiểm soát hơn. Mọi người rất dễ bị cám dỗ khi dùng chúng. Khi chi tiêu hãy cố gắng sử dụng chúng ít nhất số lần và số tiền có thẻ.
| |
− |
| |
− | Bước 6: Hãy để tiền của bạn sinh lời
| |
− |
| |
− | Chi phí dự phòng là chi phí bạn sẽ ít khi dùng tới. Một trong những điều quan trọng nhất mà mọi người đều quên ngoài việc tiết kiệm, dự phòng là làm cho khoản tiết kiệm được hoạt động. Lạm phát theo thời gian làm triêt tiêu sức mua của đồng tiền. Do đó, tiền nên được đầu tư bù lại khoản giá trị bị giảm và luôn nhớ rằng nó phải sẵn sàng được rút khi bạn cần.
| |
− |
| |
− | Bước 7: Tuân thủ, linh hoạt và đừng vội vàng
| |
− |
| |
− | - Tuân thủ luật chơi và kỷ luật bản thân sẽ giúp bạn từng bước chinh phục kế hoạch quản lý này.
| |
− |
| |
− | - Hãy linh hoạt cho bản thân trải nghiệm và đừng vôi vàng thấy kết quả. Bản thân bạn cần có thời gian để thích ứng. Nếu con số của kế hoạch đang gây khó khăn cho bạn, hãy xem lại và sửa chữa nếu cần nhưng đừng làm nó trong khoảng thời gian quá ngắn. Có rất nhiều cách mà bạn có thể bạn tìm đọc được qua báo chí, bạn bè. Hãy áp dụng chúng sao cho phù hợp với bản thân với một thái độ chủ động. Cuộc sống của bạn sẽ dễ thở hơn rất nhiều và có thêm thời gian cùng bạn bè, người thân tự do tận hưởng cuộc sống mà không phiền muộn chuyện tiền bạc.
| |
− |
| |
− | Có rất nhiều cách mà bạn có thể bạn tìm đọc được qua báo chí, bạn bè. Hãy áp dụng chúng sao cho phù hợp với bản thân với một thái độ chủ động. Cuộc sống của bạn sẽ dễ thở hơn rất nhiều và có thêm thời gian cùng bạn bè, người thân tự do tận hưởng cuộc sống mà không phiền muộn chuyện tiền bạc.
| |
− |
| |
− | == Kiểm soát chi phí ==
| |
− | Là việc bạn đưa ra các qui tắc trong việc chi tiêu hằng ngày và nó ảnh hưởng đến trực tiếp cuộc sống ,công việc của bạn hằng ngày. Nếu không kiểm soát các chi phí linh hoạt có tính toán thì tài chính tương lai của bạn sẽ rất tệ khiến bạn gặp khủng hoảng.
| |
− |
| |
− | 1. Làm rõ lý do bạn muốn tiết kiệm
| |
− | Để có động lực đủ lớn giúp bản thân vượt qua những cám dỗ chi tiêu và duy trì tiết kiệm dài hạn, bạn cần xác định rõ lý do để tiết kiệm. Dù muốn sắm những vật dụng cá nhân như điện thoại, laptop, xe máy hay đồ dùng trong nhà như điều hòa, máy giặt, tủ lạnh…, bạn đều nên viết chúng ra giấy và hình dung về lợi ích mà nó mang lại. Ví dụ, với một chiếc laptop mới, bạn sẽ xử lý công việc nhanh gọn hơn, giảm stress khi phải ngồi chờ hay treo máy bởi những lỗi lặt vặt. Theo đó, bạn có thể được tăng lương nhờ cải thiện được tốc độ và hiệu suất công việc.
| |
− | 2. Phân bổ chi tiêu theo phương pháp 6 chiếc lọ
| |
− | Bước này giúp bạn rõ ràng được các khoản chi và hạn chế “vung tay quá trán” trong thời gian tích lũy. Hãy bắt đầu từ những khoản tiền nhỏ, nếu quản lý tốt, bạn sẽ bất ngờ với số tiền tiết kiệm được. Bởi thói quen quản lý tài chính luôn quan trọng hơn số tiền bạn đang có.
| |
− | Với 6 cái lọ, bạn chia thu nhập hàng tháng ra làm 6 phần, giống như cho vào 6 chiếc lọ khác nhau. Mỗi cái lọ có tên và phần trăm thu nhập hàng tháng nhất định như sau:
| |
− | Lọ 1 – Chi tiêu cần thiết chiếm 55% thu nhập cho chi phí ăn uống, xăng xe, điện thoại, tiền học…Qua đó, bạn có thể thay đổi lối sống để điều chỉnh chi tiêu cho phù hợp.
| |
− | Lọ 2 – Tiết kiệm để tiêu dùng chiếm 10% thu nhập cho những việc trong tương lai như mua xe, mua nhà, đi du lịch nước ngoài hoặc sinh em bé…Việc này nhắc nhở bạn về lý do tiết kiệm để tích lũy dần dần.
| |
− | Lọ 3: Tài khoản đầu tư chiếm 10% thu nhập để bạn tích góp làm vốn kinh doanh hay mua cổ phiếu… để sinh lời trong dài hạn, giúp bạn tự do tài chính.
| |
− | Lọ 4: Giáo dục đào tạo chiếm 10% thu nhập cho việc mua sách hay các khóa học như ngoại ngữ, khiêu vũ…Khoản đầu tư kiến thức cho cá nhân này không bao giờ lỗ mà còn có thể sinh lời trong tương lai.
| |
− | Lọ 5: Tài khoản hưởng thụ chiếm 10% thu nhập cho việc chăm sóc cá nhân như sắm sửa quần áo, ăn uống hoặc mua món đồ bạn ưa thích để tự thưởng, tạo động lực cho bản thân.
| |
− | Lọ 6: Tài khoản cho đi chiếm 5% thu nhập để giúp đỡ người khác hoặc đóng góp vào các lợi ích cộng đồng
| |
− | Để đảm bảo kiểm soát chi tiêu cá nhân trong dài hạn, bạn hãy nhớ chia tiền vào “6 chiếc lọ” như một thói quen hàng ngày đối với các khoản lương, thưởng, lợi nhuận bán hàng…
| |
− | 3. Ghi lại các khoản thu chi
| |
− | Dựa vào các khoản chi tiêu đã xác định rõ ở bước 2, bạn có thể kiểm soát chúng bằng cách ghi chép lại đầy đủ tất cả những khoản thu chi xuất hiện trong ngày. Theo đó, vào cuối tháng, bạn sẽ có hẳn một bảng báo cáo hoành tráng về chi tiêu cá nhân giúp bạn hình dung rõ ràng, chính xác thói quen chi tiêu bản thân.
| |
− | 4. Rà soát lại thu chi
| |
− | Lúc này, khi đã có những số liệu rõ ràng, bạn sẽ nhận ra những khoản chi ngốn ngân sách hơn so với dự tính hay các khoản không đáng xuất hiện nhưng lại cứ vô tình nằm trong ghi chép tài chính cuối tháng.
| |
− | Chỉ cần duy trì các thói quen này, bạn sẽ nhanh chóng nắm trong tay khoản tiết kiệm đầu tiên, tạo động lực cho những tháng tiếp theo và khởi sắc cho những mục tiêu dài hạn trong tương lai.
| |
− | Việc kiểm soát chi phí là một trong những bước để bạn làm rõ tài sản của bản thân và điều chỉnh việc tiêu xài của bạn.
| |
− | == Lập Kế hoạch tài chính ==
| |
− | Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch ngân sách thu chi. Lập kế hoạch tài chính cá nhân là việc tạo ra bản kế hoạch khoa học giúp quản lý tiền bạc của cá nhân. Nó bao gồm toàn bộ các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư của một cá nhân hoặc hộ gia đình.
| |
− | Bạn có thể nhờ tới các chuyên gia hoạch định tài chính hoặc tự lập kế hoạch tài chính cá nhân tùy theo mục tiêu tiết kiệm và đầu tư ngắn hạn, dài hạn.
| |
− |
| |
− | Quy tắc 50/20/30
| |
− | Quy tắc 50/20/30 là một hướng dẫn phân chia tỷ lệ, theo đó bạn có thể có kế hoạch chi tiêu phù hợp với mục tiêu tiết kiệm của mình.
| |
− | Quy tắc này sẽ chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 danh mục chính với tỷ lệ phần trăm như sau:
| |
− | mẹo quản lý tài chính cá nhân
| |
− |
| |
− | Nhóm 50% - Các nhu cầu yếu tố cần thiết
| |
− | Bạn cần dành phần lớn tài chính cá nhân của mình cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đó sẽ là những khoản như thực phẩm, thuê nhà, điện, nước, internet,...
| |
− | Nếu các chi phí thiết yếu này vượt quá 50% thì bạn cần linh hoạt các khoản chi để hạn chế tối đa việc phải phá vỡ kế hoạch chi tiêu, trường hợp bất khả kháng bạn có thể cắt xén các khoản cho phí khác để phục vụ các nhu cầu thiết yếu.
| |
− |
| |
− | Nhóm 30% - Nhu cầu chi tiêu cá nhân
| |
− | Là các khoản chi cho cá nhân ngoài các danh mục thiết yếu mà bạn đã liệt kê ở nhóm trên bao gồm : du lịch, mua sắm, giải trí.
| |
− | Nhìn chung, nhóm này linh hoạt là bởi trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có rất nhiều khoản phải chi dùng mà không thể kể tên, mục tiêu chung là giảm bớt chi phí ở nhóm linh hoạt và tăng nhóm tích luỹ lên.
| |
− |
| |
− | Nhóm 20% - Mục tiêu tài chính
| |
− | Đây là khoản dành để tích luỹ, đầu tư cho tương lai. Thông thường, nhóm này dùng để bỏ tiết kiệm, đầu tư vào các kênh sinh lời (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ,..) hay đầu tư cho giáo dục để có một vị trí tốt hơn cho tương lai. Giá trị khoản này càng lớn thì cuộc sống của bạn khi về hưu càng được đảm bảo.
| |
− | Nếu bạn đạt được mục tiêu 50% hoặc ít hơn thu nhập dành cho chi phí thiết yếu và 20% hoặc lớn hơn dành cho mục tiêu tài chính, bạn sẽ có thể trả nợ nhanh hơn, ngược lại bạn sẽ ít phải lo lắng hơn khi bước vào tuổi nghỉ hưu. "Nghỉ hưu" có thể là một khái niệm không cần thiết ở tuổi 20, 30 nhưng hãy nhớ bạn càng bắt đầu tiết kiệm sớm bao nhiêu thì tuổi già của bạn càng thoải mái bấy nhiêu khi không phải nghĩ đến chuyện tích cóp hằng ngày.
| |
− |
| |
− | Công thức “6 cái lọ”
| |
− | Cũng giống như quy tắc “ 50: 30: 20 “ quy tắc 6 cái lọ giúp bạn có kế hoạch chi tiết hơn về các khoản thu chi và chủ động hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân.
| |
− | quản lý tài chính cá nhân, quy tắc 6 cái lọ
| |
− |
| |
− | 1. QUỸ TỰ DO TÀI CHÍNH: 10%
| |
− |
| |
− | Mục đích của quỹ này, bạn có thể tạo ra một cuộc sống như bạn muốn, không phụ thuộc vào người khác. Bạn chỉ được dùng quỹ này để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động. Càng nhiều tiền làm việc cho ban, bạn sẽ càng ít phải làm việc hơn. Không bao giờ được sử dụng nguồn này cho việc khác.
| |
− | 2. QUỸ TIẾT KIỆM DÀI HẠN: 10%
| |
− |
| |
− | Sử dụng quỹ tiết kiệm dài hạn để thực hiện những ước mơ của bạn. Điều quan trọng không phải là bạn làm được bao nhiêu tiền, mà quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu tiền. Quỹ này được sử dụng để xây dựng ước mơ, không phải là tiết kiệm cho lúc khó khăn. Hãy nhớ lấy điều đó nhé!
| |
− | 3. QUỸ GIÁO DỤC NGẮN HẠN: 10%
| |
− |
| |
− | Bạn cần quỹ EDU để rèn luyện và phát triển bản thân mỗi ngày. Đầu tư tốt nhất là đầu tư vào việc học; “tầm vóc” của bạn càng lớn, bạn càng hấp dẫn được những thứ lớn, cho dù đó là tiền tài, danh vọng hay hạnh phúc. Bạn dùng quỹ EDU để mua sách, đọc sách phát triển bản thân mỗi ngày; tham gia các khóa học, đào tạo, diễn thuyết; hay gặp gỡ, giao lưu để học hỏi từ những những người thành công.
| |
− | 4. QUỸ NHU CẦU THIẾT YẾU: 55%
| |
− |
| |
− | Quỹ NEC giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống, gồm những khoản như thực phẩm, thuê nhà, điện, nước, internet,
| |
− | Xin lưu ý: Nếu hiện tại quỹ NEC của bạn ở mức trên 80% thu nhập, bạn cần tăng cường thêm nguồn thu nhập hay cắt giảm chi phí để đạt được tự do tài chính.
| |
− | 5. QUỸ HƯỞNG THỤ: 10%
| |
− |
| |
− | Tác dụng của tài khoản này là dành cho việc tự thưởng cho bản thân và nếu bạn được hưởng thụ tiền của mình kiếm ra thì bạn sẽ có nhiều động lực hơn nữa để kiếm thêm nhiều tiền. Hãy tự thưởng cho bản thân mình những món quà mà bạn yêu thích, đó có thể là một chiếc áo mới, một buổi ăn uống, tụ tập cùng bạn bè và người thân, đi du lịch hay xem một bộ phim ở rạp,…..
| |
− | 6. QUỸ CHO ĐI: 5%
| |
− |
| |
− | Quỹ GIVE để giúp bạn thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Cuộc sống còn là sẻ chia, bạn cho đi để nhận lại nhiều hơn. Bạn dùng quỹ GIVE để làm từ thiện; giúp đỡ người thân; gia đình, bè bạn…
| |
− | Hãy linh hoạt trong việc cân đối tài chính và dành cho bản thân những trải nghiệm, nên nhớ đừng vội vàng để thấy kết quả. Bản thân bạn cần có thời gian để thích ứng. Nếu con số của kế hoạch đang gây khó khăn cho bạn, hãy xem lại và sửa chữa nếu cần nhưng đừng làm nó trong khoảng thời gian quá ngắn.
| |
− | Có rất nhiều cách để lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả mà bạn có thể tìm hiểu được thông qua báo chí, internet, bạn bè… Tuy nhiên, hãy áp dụng chúng sao cho phù hợp với bản thân, đi kèm với một thái độ chủ động. Cuộc sống của bạn sẽ dễ thở hơn rất nhiều và có thêm thời gian cùng bạn bè, người thân và tự do tận hưởng cuộc sống mà không phiền muộn chuyện tiền bạc.
| |